Nước sạch và vấn đề an ninh nguồn nước khu vực nông thôn

Nước sạch có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống, sức khỏe con người. Tuy nhiên, hiện an ninh nguồn nước sinh hoạt của cả nước nói chung và nông thôn nước ta nói riêng đã, đang và sẽ còn ở mức báo động, rất cần sự nỗ lực của cộng đồng, ý thức trách nhiệm của người dân và quyết tâm của cả của hệ thống chính trị.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC SẠCH VÀ VẤN ĐỀ AN NINH NGUỒN NƯỚC

Đới với nhu cầu con người, nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và có một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống, sức khỏe (chuyển hóa, thải độc, vận chuyển dinh dưỡng và dưỡng khí, điều hòa thân nhiệt…). Nước đồng thời cũng là yếu tố gây nên các bệnh lây nhiễm và các bệnh không lây nhiễm nếu việc cấp nước không tuân thủ đảm bảo an toàn – nước bị nhiễm bẩn.

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên – Môi trường, hiện mỗi năm, có khoảng 9.000 người tử vong do nguồn nước và vệ sinh kém, gần 250 ngàn người nhập viện vì bị tiêu chảy cấp bởi nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm mà một trong những nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước. Theo một nghiên cứu của WHO về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam, đã đưa ra cảnh báo, hiện có khoảng 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng mà nguyên nhân chính là do thiếu nước sạch và kém về vệ sinh. Bên cạnh đó, có khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen. Điều rất đáng lo ngại là, trên thực tế vẫn còn một bộ phận dân cư bất chấp những con số báo động đỏ này. Theo một báo cáo gần đây của Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn có đến 30% dân số chưa nhận thức được tầm quan trọng của sử dụng nước an toàn.

Vì những lý do đó, WHO xếp Việt Nam vào số những nước có tình trạng an ninh nguồn nước đáng báo động, nhất là ở khu vực nông thôn. Trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, có thể kể đến một số nội dung sau:

Một là, áp về dân số và phát triển kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay dân số nước ta đã vượt mốc 90 triệu người, là quốc gia có dân số đứng thứ 13 trên thế giới, và thứ 3 ở Đông Nam Á. Gia tăng dân số nhanh chóng kéo theo những nhu cầu ngày càng tăng về sinh hoạt, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, nhà ở, việc làm,… làm gia tăng sức ép đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, trong đó có việc cung cấp, sử dụng nguồn nước sạch.

Riêng chỉ nói đến việc xử lý nước thải sinh hoạt đã là một vấn đề rất lớn. Ước tính trung bình có khoảng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt trở thành nước thải sinh hoạt, nhưng tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý chỉ mới đạt khoảng 10% – 11% trên tổng số lượng nước thải đô thị. Điển hình một số nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt có công suất lớn đã đi vào hoạt động, như: Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (TP. Hồ Chí Minh) với công suất 141.000 m3/ngày đêm, nhà máy xử lý nước thải tại Yên Sở (TP. Hà Nội) với công suất 200.000m3 /ngày,… nhưng chưa thể đủ đáp ứng làm sạch một khối lượng quá lớn về nước thải sinh hoạt.

Hai là, các chính sách đảm bảo an ninh nguồn nước còn nhiều vấn đề bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, dàn trải và kém hiệu lực, hiệu quả kể cả từ chính sách đầu tư đến công tác quản lý, cấp và sử dụng nguồn nước sạch. Hiện nay, việc sản xuất nước sạch, phân phối, tiêu thụ nước sạch được thực hiện theo quy định của Nghị định Chính phủ về sản xuất, cung cấp nước sạch do Bộ Xây dựng và ủy ban nhân các cấp chỉ đạo; việc quản lý, giám sát chất lượng sạch sau quá trình sản xuất cho đến cấp nước các hộ dân được thực hiện theo quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của Bộ Y tế; còn việc quản lý khai thác nước, bảo vệ nguồn nước nói chung được thực hiện theo quy định của Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Luật Tài nguyên nước còn có quy định riêng đối với việc bảo vệ chất lượng nguồn nước phục vụ sản xuất nước cho sinh hoạt. Đồng thời, các văn bản cũng quy định ủy ban nhân cấp tỉnh, huyện, xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn.

Tuy nhiên, các quy định trên vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa tạo ra chuỗi liên hoàn gắn kết trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý, dẫn đến tình trạng vẫn còn “đùn đẩy” lẫn nhau, hoăc “cha chung không ai khóc”; ý thức của doanh nghiệp, người dân và cộng động không được đảm bảo.

Ba là, việc kiểm soát và giám sát thiếu đồng bộ, kém hiệu quả. Trên thực tế, mặt dù đã được quy định từ nhiều chính sách, nhưng do chính sách thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất về một đầu mối, dẫn đến việc quản lý, giám sát chất lượng nước sạch sau quá trình sản xuất; việc quản lý, khai thác nước, bảo vệ nguồn nước; việc phân phối, tiêu thụ nước sạch đến các hộ dân gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, ở nhiều địa phương, nhất là ở các vùng nông thôn xa xôi, kém phát triển, các ngành, các địa phương gặp nhiều bất lợi trong việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm về bảo vệ chất lượng nguồn nước. Sự thiếu đồng bộ trong các khâu, từ khai thác đến việc bảo đảm xử lý nước thô thành nước sạch và khâu phân phối qua hệ thống đường ống đến từng hộ dân, làm cho việc kiểm tra, giám sát cũng thường xuyên gặp khó khăn: Sự cố tại Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà vừa qua là một bài học cảnh tỉnh về vấn đề bảo đảm an ninh trong việc cấp nước sinh hoạt cho mọi người dân. Bên cạnh đó, chất lượng nước uống ở nông thôn vẫn hầu như không được giám sát, kiểm tra, kiểm định chặt chẽ.

Bốn là, nhận thức của các cấp chính quyền cũng như người dân còn hạn chế. Nguyên nhân khiến việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn còn bất cập và nhiều hạn chế, là do nhiều hộ dân chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của nguồn nước sạch đối với chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Kể cả những nơi đã có hệ thống cung cấp nước sạch, nhưng mức tiêu thụ nước sạch đạt thấp do nhận thức chưa đầy đủ, bà con vẫn còn kết hợp sử dụng nhiều nguồn nước với đa phần giữ thói quen sử dụng nước giếng, nước khe suối trong sinh hoạt để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, ở một số địa phương có dự án cấp nước sạch do doanh nghiệp đầu tư, người dân phải chi trả phí đấu nối với số tiền lớn, nên nhiều hộ đã không mặn mà với sử dụng nước sạch.

0836042020

Contact Me on Zalo