Nước cấp là gì? Thuyết minh sơ đồ xử lý nước cấp

1. Nước cấp là gì?

Nước cấp hay còn gọi là nước sạch là nước sau khi đã qua xử lý bằng công nghệ tiên tiến hiện đại tại các nhà máy nước. Sau đó, nước được làm sạch qua quá trình xử lý sẽ được chuyển đến các hệ thống trung chuyển để cung cấp đến người sử dụng.

Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà quy chuẩn chất lượng đầu ra sẽ được quy định khác nhau.

– Nước cấp dùng cho mục đích ăn uống, nước dùng cho các cơ sở chế biến thực phẩm (tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT)
– Nước cấp dùng cho sinh hoạt không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT)

2. Thuyết minh sơ đồ xử lý nước cấp

Sơ đồ xử lý nước cấp

  • Nguồn nước đầu vào có thể phân loại thành 2 dạng chính: Nguồn nước ngầm (nước giếng khoan..) hoặc nguồn nước mặt (ao, hồ, sông, suối..). Nước nguồn được bơm vào hồ sơ lắng và dự trữ. Tại hồ sơ lắng và dự trữ có đặt các song chắn rác với tác dụng loại trừ các vật thể trôi nổi trong nước để bảo vệ các thiết bị như máy bơm và nâng cao hiệu quả làm sạch như làm giảm hàm lượng cặn và độ màu của nước.
  • Trước khi được bơm sang bể trộn hóa chất, để diệt trừ rong tảo trong công trình sơ lắng, bể trộn, bể phản ứng, bể lắng cũng như ôxy hóa các chất nhiễm bẩn hữu cơ trong nguồn nước thô, đặc biệt diệt vi trùng gây bệnh trong thời gian có các dịch bệnh trên khu vực; nguồn nước cần được clo hóa sơ bộ hoặc ozôn hóa sơ bộ.
  • Tại bể trộn hóa chất, để xử lý nước, có thể sử dụng nhiều loại chất keo tụ khác nhau. Khoảng keo tụ tối ưu của từng loại chất keo tụ phụ thuộc vào pH của nguồn nước thô. Trên thị trường của Việt Nam hiện đang dùng phổ biến các chất keo tụ như phèn nhôm sulphate Al2(SO4)3 hoặc phèn nhôm polymere (AlCl3)n – còn gọi là PAC
  • Sau đó nước tiếp tục được sang bể phản ứng tạo bông. Thông thường tại các nhà máy xử lý nước mặt ở Việt Nam dùng loại bể phản ứng cơ khí hoặc bể phản ứng thủy lực có vách ngăn. Ưu điểm lượng của bể phản ứng cơ khí là có thể chủ động thay đổi Gradient tốc độ phản ứng tạo bông cặn qua việc thay đổi tốc độ khuấy của thiết bị để phù hợp với sự thay đổi của hàm cặn khác nhau giữa các mùa trong năm. Nhược điểm là tiêu tốn điện năng.
  • Tiếp đó, nước được bơm sang bể lắng. Tại các nhà máy xử lý nước mặt của Việt Nam, hiện đang áp dụng nhiều công nghệ lắng khác nhau như: Bể lắng Accelator (NMN Cần Thơ 1, công suất 50.000 m3/ngày); bể lắng Pulsator (NMN Cần Thơ 2, công suất 42.500 m3/ngày),vv. Về phương diện lý thuyết, để xử lý một nguồn nước có thể áp dụng các kiểu công nghệ lắng khác nhau và mỗi loại công nghệ đều có ưu nhược điểm riêng của nó. Tùy theo điều kiện thực tế của từng nơi mà áp dụng kiểu công trình lắng. Việc chọn công nghệ lắng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Đặc tính nguồn nước; kinh nghiệm thiết kế, xây dựng và vận hành của nhà đầu tư về một loại công nghệ lắng sở trường nào đó của mình; quỹ đất cho phép; trình độ quản lý, vận hành của đơn vị quản lý nhà máy; quy mô công suất công trình; …
  • Sau quá trình lắng, nước được bơm sang bể lọc nhanh. Trong quá trình bơm tiếp nước từ bể lọc nhanh sang bể chứa nước sạch, clo khử trùng được cho vào nguồn nước. Liều lượng clo khử trùng nước chọn 1,5 mg/l, trường hợp khu vực có dịch bệnh sẽ tăng đến 2 mg/l.

Thấu hiểu được sự quan trọng của nguồn nước trong đời sống sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất hàng ngày, Công ty cổ phần công nghệ Ánh Hà luôn cung cấp các giải pháp cùng công nghệ tiên tiến để đàm bảo nguồn nước đầu ra đạt chuẩn với cam kết của khách hàng.

Quý khách hàng có nhu cầu tham quan các công trình xử lý nước sạch cũng như tư vấn về môi trường, vui lòng liên hệ số hotline: 0836 04 20 20.

0836042020

Contact Me on Zalo