Công nghệ xử lý nước tinh khiết

Nước tinh khiết là gì?

Nước tinh khiết là nước không chứa bất kỳ chất gây ô nhiễm nào, không có hương vị, màu sắc hoặc mùi vị đặc trưng, và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng nước được quy định bởi cơ quan quản lý nước trong mỗi quốc gia. Nước tinh khiết thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi mức độ tinh khiết cao, chẳng hạn như làm nước uống, làm thuốc, sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất dược phẩm, điện tử, hóa mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe, và công nghiệp hóa chất.

Nước tinh khiết có thể đươc sản xuất thông qua quá trình lọc hoặc xử lý nước, chẳng hạn như quá trình lọc qua màng lọc, đổi ion, hoạt tính than hoạt tính, hoặc bình lọc nước. Để đạt được độ tinh khiết cao, nước thường phải trải qua nhiều bước xử lý và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo không còn tồn tại chất gây ô nhiễm trong nước.

Công nghệ xử lý nước tinh khiết phổ biến nhất hiện nay

1.Công nghệ thẩm thấu ngược RO (Reverse Osmosis)

Đặc điểm của công nghệ RO:

Màng lọc RO hoạt động dựa trên cơ chế thẩm thấu ngược bằng cách đẩy nước dưới áp lực cao thông qua một màng bán thấm. Nhờ đó, các thành phần hóa học, các kim loại, tạp chất… có trong nước bị loại bỏ ra ngoài theo đường thải.

Công nghệ RO hoạt động theo cơ chế như sau:

  • Công nghệ RO sử dụng bơm tạo áp suất lớn để dẫn nước qua màng bán thấm trong khi loại bỏ tạp chất, do đó làm cho nước được lọc sạch.
  • Hệ thống sử dụng loại van và đường ống dẫn nước, phù hợp với tiêu chuẩn nước RO. Van này có một ống gắn vào phía trước bộ lọc RO đầu vào. Đây là nguồn nước của hệ thống RO.
  • Nước phải vào bộ lọc trước màng RO. Các cặn bẩn lớn được lọc sơ bộ sau đó là các bộ lọc carbon. Những bộ lọc này có tính chất bảo tồn màng RO bằng cách loại bỏ bùn cát, bụi bẩn và các cặn bã khác có thể làm tắc nghẽn màng RO.
  • Màng RO là màng bán thấm cho phép các phân tử nước đi qua nhưng không phải là các muối hòa tan, chất hữu cơ, vi khuẩn và pyrogens. Nước được đưa qua màng RO và sau đó được cấp vào bồn chứa nơi lưu trữ nước đã xử lý.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của công nghệ RO. Ảnh: Sưu tầm

Ưu điểm của công nghệ thẩm thấu ngược RO

Công nghệ thẩm thấu ngược RO hiệu quả trong việc lọc nước và loại bỏ muối, chất gây ô nhiễm, kim loại nặng và các tạp chất khác để cải thiện màu sắc, mùi vị hoặc các tính chất khác của nước.

Công nghệ RO hiệu quả cho xử lý nước công nghiệp, xử lý nước đô thị và cho hộ gia đình, màng RO thích hợp để loại bỏ các chất gây ô nhiễm sau:

– Nước nhiễm đá vôi

– Nitrat

– Natri clorua

– Sulfat

– Urani

– Muối

– Chất rắn hòa tan

Ứng dụng của công nghệ RO

Công nghệ RO cũng là phương pháp thuận tiện và kinh tế nhất để làm sạch nước, hiện đang được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như:

– Sản xuất nước uống tinh khiết dùng để uống trực tiếp, nấu ăn, đóng chai, dược phẩm, chế phẩm y tế, nước giải khát…

– Áp dụng trong sản xuất linh kiện thiết bị điện tử, xi mạ…

2.Công nghệ xử lý nước tinh khiết EDI

Công nghệ EDI là gì?

EDI là công nghệ xử lý nước sử dụng kết hợp dòng điện, màng trao đổi ion và hạt nhựa để khử khoáng và loại bỏ các chất hòa tan (tạp chất) khỏi nước. Nước sẽ được đi qua điện cực dương và điện cực âm, trong đó các màng trao đổi ion sẽ chỉ cho các ion dương đi về phía cực âm và ion âm hướng về phía cực dương. Thông qua quá trình đó, nước siêu tinh khiết sẽ được tạo ra liên tục, tương tự như quá trình trao đổi ion.

EDI có ưu điểm nổi trội vì có khả năng khử ion trong nước bằng điện mà không cần sử dụng hoặc kết hợp thêm các hóa chất như axit hay xút tái sinh.

EDI kết hợp hoàn hảo với công nghệ thẩm thấu ngược RO tạo thành hệ thống xử lý nước siêu sạch, đây là sự kết hợp quá trình trao đổi ion và lọc điện nhằm mục đích tạo ra nước có độ tinh khiết cao.

Công nghệ EDI. Ảnh: Sưu tầm

Ưu điểm của công nghệ EDI

EDI rất hữu ích trong bất kỳ ứng dụng nào yêu cầu loại bỏ tạp chất nước liên tục, kinh tế mà không sử dụng hóa chất nguy hiểm. Một số ưu điểm của EDI như:

– Thao tác đơn giản và liên tục.

– Hóa chất cho tái sinh hoàn toàn loại bỏ.

– Chi phí vận hành và bảo trì hiệu quả.

– Sự tiêu thụ điện năng ít.

– Không ô nhiễm, an toàn và đáng tin cậy.

– Đòi hỏi rất ít van tự động hoặc các dãy điều khiển phức tạp cần sự giám sát của một nhà điều hành.

– Ít tốn diện tích không gian.

– Tạo ra nước tinh khiết cao trong một dòng chảy liên tục.

– Cung cấp loại bỏ hoàn toàn các hạt vô cơ hòa tan.

– Kết hợp với xử lý trước thẩm thấu ngược, giúp loại bỏ hơn 99,9% ion từ nước.

Ứng dụng của công nghệ EDI

Công nghệ EDI được ứng dụng nhiều trong sản xuất nước cất – nước siêu tinh khiết trong ngành xử lý chất bán dẫn, vi điện tử, điện hoặc dược phẩm như:

– Tái sử dụng nước dư trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống.

– Sản xuất hóa chất.

– Công nghệ sinh học.

– Thiết bị điện tử.

– Ngành công nghiệp Mỹ phẩm.

– Phòng thí nghiệm.

– Ngành công nghiệp dược phẩm.

– Nước cấp cho nồi hơi.

3. Hạt nhựa trao đổi ION

Đặc điểm công nghệ:

Khoáng chất trong nước được loại bỏ thông qua quá trình trao đổi sử dụng hạt nhựa trao đổi ion.

Ứng dụng của công nghệ:

Hệ thống trao đổi ion được ứng dụng nhiều để sản xuất nước mềm, nước khử khoáng trong các ngành: Thực phẩm; Y tế; Dược phẩm; điện tử; năng lượng…

Trên đây là một số thông tin về công nghệ xử lý nước tinh khiết được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về công nghệ xử lý nước tinh khiết, xử lý nước sạch phù hợp với từng công trình, từng ngành nghề vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty cổ phần công nghệ Ánh Hà qua hotline: 0836 04 2020.

 

 

 

0836042020

Contact Me on Zalo